May rủi trong Poker - Phần 2


Tìm hiểu thực tế:

Từ cái nhìn thực tế, nó có vẻ khá là rõ ràng, rằng cả người biên tập từ điển hay những người làm luật đều không giải quyết vấn đề với một lý do cụ thể nào. Họ không thể áp dụng một cách hệ thống từ hình thức hoạt động này sang hoạt động khác của con người mà không nghiên cứu kĩ càng vấn đề. Những gì chúng ta cần là sự nhận thức rằng có 2 chiều hướng tác động trực tiếp tới phần lớn hoạt động của con người, mà cụ thể trong bài viết là về “hoạt động trò chơi” của chúng ta.

1. Giá trị mong đợi (GTMĐ) của trò chơi:

Nó là giá trị đầu ra nhỏ nhất của một trò chơi nào đó mà những người tham gia có thể chấp nhận được. Ví dụ như bạn tham gia trò chơi Ai Là Triệu Phú và nghĩ mình có thể ra về ít nhất với 15 triệu VND, thì 15 triệu VND chính là giá trị quy chuẩn.

Nếu là Roulette, Craps hay là máy Slot, chúng ta đều biết là GTMĐ là số âm (bởi tỉ lệ thua cao hơn thắng) và ta thường tính được chúng (dựa theo tỉ lệ giữa các số trúng thưởng và tổng tất cả các số). Trong những “trò chơi” khác, GTMĐ không đơn giản nhưng có thể tính được (tương đối, gần chính xác).

GTMĐ âm của Poker sẽ càng lớn nếu tay chơi là một người thiếu kĩ năng và kinh nghiệm.

Ví dụ: Học ở trường y khoa là một trò may rủi lớn (học phí, thời gian, công sức) nhưng nó lại cho ra GTMĐ là số dương, bởi vì một bác sĩ bình thường (tại Mĩ) thường có một mức lương rất cao mà có thể bù đắp được những yếu tố phải hi sinh trước kia (học phí, thời gian, công sức).

Nhưng nó vẫn là một canh bạc và ngoài kia có hàng tá người thất bại. Họ vẫn chưa thể tốt nghiệp, thất bại trong việc có được tấm bằng hoặc là họ chỉ là những bác sĩ tồi không có tay nghề.

Mở một công ty riêng là một việc làm mà được nghiên cứu tính toán kĩ lưỡng từ trước, nhưng nó cũng là một canh bạc lớn và GTMĐ thường có giá trị âm rất lớn (do phải bỏ ra rất nhiều vốn). Sự thật chứng minh rằng hơn một nửa các công ty được lập ra sẽ phá sản trong vòng 5 năm.

Chuyện cưới xin của một đôi vợ chồng cũng là một canh bạc khác với GTMĐ âm tương đối lớn. Cũng giống như mở một doanh nghiệp, hơn một nửa số lượng dẫn tới ly hôn (tại Mĩ).

Poker cũng là một “trò chơi” có GTMĐ âm khá lớn và nếu tất cả mọi người chơi Poker cùng đẳng cấp thì tất cả sẽ đều là kẻ thua cuộc.

Nhưng, những quan điểm thực tế này có một khía cạnh khác:

2. Tính linh động của trò chơi:

Đó là những yếu tố giúp người chơi có thể làm để thay đổi GTMĐ của bản thân. Một số trò chơi, như Roulette, không có bất cứ tính linh động nào. Bạn chẳng thể làm được gì để thay đổi GTMĐ của bản thân bởi chẳng có gì cho bạn làm ngoài chọn số, đặt tiền và đợi kết quả.

Tuy nhiên, mở một doanh nghiệp nhỏ thì lại có một tính linh động rất lớn và sự sáng suốt của người chủ doanh nghiệp có vai trò quan trọng quyết định tới kết quả kinh doanh.

Thực ra, đa số những công việc con người tham gia mà có tính linh động lớn đều không bao giờ bị xem là may rủi – nhưng theo điều thứ nhất thì chúng thực sự là những canh bạc. Và cả 2 điều này đều đúng với Poker.

Tính may rủi trong Poker là có tồn tại.

Vậy, Poker có phải trò may rủi?

Về ngữ nghĩa, “có” bởi vì Poker, giống như những thứ khác đều cần chấp nhận rủi ro để thu về món hời lớn.
Về luật pháp, câu trả lời đã từng là “có” nhưng theo thời gian nó được sửa thành “không.”
Về thực tế, “có” hoặc “không” là dựa vào khả năng tận dụng sự linh động trong trò chơi của mỗi người chơi.

Liệu bài phân tích này có cải thiện ván bài của bạn? Có thể có, có thể không, nhưng hiểu nó chẳng mất gì. Và cho những điều vẫn còn được quan tâm ở trên thì có vẻ là Doyle Brunson đã đúng.

Nhận xét